Ép trước và ép sau cọc bê tông cốt thép là gì?
Với ưu điểm vượt trội về khả năng phòng tránh các hiện tượng như sụt, lún, xuống cấp, đổ gãy công trình, ép cọc bê tông đang là giải pháp thi công được các đơn vị thi công và chủ thầu xây dựng lựa chọn phổ biến. Có 2 phương pháp ép cọc bê tông được sử dụng hiện nay đó là ép trước và ép sau cọc bê tông cốt thép. Vậy ép trước và ép sau cọc bê tông cốt thép là gì? Cùng Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại nền móng Thăng Long tìm hiểu chi tiết nhé.
Ép trước cọc bê tông cốt thép là gì?
Hiểu đơn giản thì đây là phương pháp sử dụng cọc bê tông cốt thép đã được đúc sẵn xuống nền đất rồi mới xây dựng công trình. Ép trước cọc bê tông thường được ứng dụng với các công trình mới, đường kính cọc là từ 20x20cm đến 40x40cm.
Ưu điểm của phương pháp này: Dễ thi công nhờ mặt bằng rộng và không có vật cản nhiều
Dễ khắc phục vấn đề khi có hiện tượng bất thường đối với công trình xảy ra như chênh, lún, sụt … Thi công ép trước cọc trước gần như không có tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. Nền móng kiên cố nên công trình sau khi hoàn thành có chất lượng tốt, thời gian sử dụng lâu dài.
Bên cạnh những ưu điểm thì nhược điểm còn tồn tại như: Không phù hợp với các cọc có tải trọng lớn. Những công trình mà có địa chất tầng đất dày cứng thì không thực hiện được.
Một số lưu ý khi thi công phương pháp ép cọc trước bê tông cốt thép:
Khảo sát kỹ khu vực thi công một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Công việc này sẽ giúp bạn đưa ra các têu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật. Kiểm tra cọc cẩn thận để loại ra những cọc không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đánh dấu ký hiệu sẵn vị trí đường tâm. Cần thử nghiệm số lượng cọc bê tông rồi mới tiến hành ép đại trà. Kết hợp cùng bản vẽ thi công để định vị chính xác vị trí ép cọc.
Chọn loại máy ép có công suất lớn để đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của công trình, như vậy mới đảm bảo chất lượng công trình sau này. Có ghi chép nhật ký khi thi công để giám sát chất lượng dễ dàng. Sau khi thi công ép cọc xong thì các kỹ sư cần kiểm tra độ sâu của cọc xem đã đạt yêu cầu như trong bản vẽ hay chưa, đồng thời kiểm tra lực ép cọc tại thời điểm cuối xem đã đạt đúng theo tiêu chuẩn quy định hay chưa?
Ép sau cọc bê tông cốt thép là gì?
Là phương pháp ép cọc tiến hành sau khi công trình đã được xây dựng. Ứng dụng trong trường hợp mặt bằng thi công chật hẹp hoặc những công trình đã đi vào sử dụng nhưng xảy ra tình trạng lún, nghiêng, nứt …Cọc ép bê tông với phương pháp này có đường kính tối đa thường 25x25cm.
Ưu điểm: Thi công nhanh, chi phí không cao, phù hợp với công trình dân dụng nhỏ. Dùng máy kích và giá đỡ là tiến hành ép cọc được. Không cần sử dụng thiết bị máy móc cồng kềnh.
Nhược điểm: do chiều dài cọc phụ thuộc vào chiều cao của tầng trệt nên chỉ sử dụng được các đoạn cọc ngắn vì vậy chất lượng công trình sau thi công không đảm bảo như ép cọc trước. Bắt buộc phải tính toán chính xác chiều dài cọc sử dụng nếu không công trình rất dễ bị kênh.
Những lưu ý khi thi công: Cần phải xác định chính xác trọng tải của công trình để tính ra số lượng cọc và chiều dài cọc để quá trình ép cọc được tiến hành thuận lợi, đảm bảo chất lượng công trình sau thi công. Tính toán chính xác cả vị trí lỗ côn cùng lượng bê tông cho vào lỗ để đảm bảo độ chắc chắn của cọc. Nếu tải trọng công trình lớn thì cần phải có thêm thép lưới để gia cố vị trí trên đầu cọc.
Cả 2 phương pháp thi công đều đem lại những hiệu quả nhất định và giúp nâng cao chất lượng công trình cũng như kéo dài tuổi thọ cho công trình. Tuy nhiên phải tùy vào điều kiện và đặc điểm công trình mà chọn phương án phù hợp. Để được tư vấn chi tiết hơn. Quý vị có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0982078629