Xây nhà dân nên chọn ép cọc bê tông nào?
Với nhiều lợi ích vượt trội như: thời gian thi công nhanh chóng, chi phí không quá cao, nền móng nhà kiên cố vững chắc không lo vấn đề sụt, lún trong quá trình sử dụng thời gian dài … vậy nên, ép cọc bê tông trở thành giải pháp thi công nền móng nhà được nhiều chủ thầu, chủ đầu tư chọn lựa. Trong bài viết này, chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc và quý khách hàng những thông tin hướng dẫn giúp bạn có thể giải đáp câu hỏi “xây dựng nhà dân nên chọn ép cọc bê tông nào?”. Theo dõi để có thêm những kiến thức hữu ích nhé.
Hiểu phương pháp ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông là phương pháp có sử dụng các loại máy móc hoặc thiết bị hỗ trợ xây dựng hiện đại để đưa những cọc bê tông đã được đúc sẵn xuống nền đất sâu đã đánh dấu trước đó. Nhiệm vụ chính của cọc bê tông là truyền tải trọng của cả công trình theo cọc bê tông xuống các lớp đất phía dưới và xung quanh. Nhờ đó mà làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho nền móng.
Được hỗ trợ bởi nhiều thiết bị máy móc khác nhau, cấu trúc nhà khác nhau, số lượng tầng xây dựng khác nhau nên giải pháp ép cọc bê tông cũng được chia thành nhiều phương pháp khác nhau. Tương ứng theo đó là các loại cọc bê tông sử dụng với mỗi phương pháp là khác nhau để phù hợp với công trình xây dựng. Nếu sử dụng không đúng loại thì sẽ làm giảm chất lượng công trình, thậm chí gây lãng phí và tốn kém chi phí khi thi công.
Xây dựng nhà dân nên chọn ép cọc bê tông nào?
Xác định quy mô xây dựng và số tầng thi công
Việc xác định quy mô xây dựng, kiểu kiến trúc, số tầng thi công để từ đó chọn phương án ép cọc thi công phù hợp và chọn loại cọc phù hợp. Ví dụ: để đảm bảo nền móng nhà vững chắc, kiên cố hạn chế những tác động không đáng có ảnh hưởng đến các công trình xung quanh khi thi công. Nếu nhà bạn chỉ xây dựng một đến hai tầng thì chỉ cần chọn loại cọc 15×15 hoặc cọc 20×20 sao cho khả năng chịu tải khoảng 15 tấn trở lên là được. Còn nếu nhà bạn làm từ 3 tầng trở lên, diện tích rộng thì chọn loại cọc 20×20 hoặc cọc 25×25 sao cho khả năng chịu tải khoảng 20 tấn trở lên. Như vậy nền móng sẽ vô cùng kiên cố và không gây ảnh hưởng đến các công trình khác xung quanh. Đối với nhà 4 tầng thì có thể chọn cọc bê tông 20×20 sao cho khả năng chịu tải 40-50 tấn, Còn nếu 4 tầng nhưng tải trọng từ 50-60 tấn thì nên chọn loại cọc 25×25 có 4 cây thép chủ phi 16.
Chọn chiều dài cọc
Tùy theo kết cấu đất mà chọn chiều dài phù hợp. Lý tưởng là cọc có chiều dài khoảng 5 đến 7m. Nếu nên đất không yếu thì không nên chọn cọc dài quá. Trường hợp nếu gặp phải đất cát chặt hoặc đất sét lần laterit thì dài hơn 2m thôi để thuận tiện hơn cho việc thi công.
Xác định sức chịu tải
Sức chịu tải của cọc phụ thuộc khá nhiều vào nền đất khu vực thi công. Nên khi tính toán sức chịu tải cần tính toán chính xác, tính mức chịu tải của cọc qua từng lớp đất nền để lựa chọn loại cọc phù hợp.
Chọn phương pháp ép cọc bê tông nhà dân phù hợp
Phương pháp ép cọc bê tông được thực hiện dưới các hình thức phổ biến như:
Ép cọc bê tông cốt thép thường
Với công trình nhà dân không xây quá cao và không cần kiến trúc quá cầu kỳ thì chỉ cần chọn cọc được mua sẵn tại xưởng đúc để thuận tiện. Tuy nhiên nếu công trình thi công ở khu vực có diện tích chật hẹp hoặc ở khu phố đông dân thì thì có thể chọn phương án sản xuất cọc ngay tại công trình xây dựng.
Ép cọc bê tông ly tâm
Cọc ly tâm thì được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và thực hiện tại các nhà máy. Cọc ly tâm có 2 loại là cọc tròn và cọc vuông. Bởi được sản xuất bằng dây chuyền hiện đại nên khả năng chịu tải tốt hơn cọc cốt thép thông thường. Phù hợp với khu vực xây dựng không có chướng ngại vật.
Ép cọc khoan nhồi
Loại cọc này đúc ngay tại công trình bằng cách đổ bê tông vào các lỗ đã được tạo sẵn bằng khoan. Tùy theo công trình mà đường kính lỗ có thể là 0.6m đến 1.4m. Chiều dài cọc không hạn chế. Ứng dụng đối với những công trình có tải trọng lớn.