Ép cọc bê tông thế nào để đảm bảo chất lượng tốt nhất
Để nền móng công trình của bạn luôn được vững chắc, kiên cố thì hiện nay ép cọc bê tông được xem là phương pháp tốt nhất và được nhiều đơn vị nhà thầu, chủ đầu tư lựa chọn. Nhưng làm thế nào để ép cọc bê tông đảm bảo chất lượng tốt nhất. Sau đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ bật mí một số kinh nghiệm với bạn đọc, quý khách hàng cách ép cọc bê tông đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao. Cùng theo dõi để có thêm những thông tin hữu ích nhé.
Tìm hiểu ép cọc bê tông là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì ép cọc bê tông là quá trình tạo ra các chân đứng, trụ vững chắc cho toàn bộ công trình xây dựng. Khi trụ vững chắc thì công trình sẽ không lo xảy ra tình trạng lún hay nứt theo thời gian kể cả khi mặt đất bị rung, nứt.
Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp ép cọc bê tông cốt thép:
- Ưu điểm: Luôn luôn có thể kiểm tra được chất lượng cọc thi công, giúp xác định được khả năng chịu tải của cọc. Thời gian thi công nhanh chóng, không gây ồn ào và không gây chấn động ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. Giá thành có nhiều mức khác nhau, nhưng về cơ bản không cao và phụ thuộc vào số lượng, sộ sâu của cọc cũng như loại ép cọc bê tông. Từ đó giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí thi công.
- Nhược điểm: Cần có các thiết bị vật tư, máy móc thi công. Đối trọng nặng và cao nên khi di chuyển có thể sẽ bị vướng vào dây điện, không thể đi qua đường cống. Cần khảo sát địa chất cụ thể để tính toán số lượng cọc, loại cọc sử dụng , chiều sâu đóng cọc thì mới đem lại hiệu quả cao. Chính vì có máy móc, thiết bị nên không phù hợp đối với những con đường nhỏ, hẹp để tới công trình đang thi công.
Các vấn đề thường gặp trong thi công ép cọc bê tông
Thông thường, trong quá trình thi công theo phương pháp ép cọc bê tông có thể sẽ xảy ra các sự cố như sau: cọc bị gãy giữa chừng khi đang ép, cọ bị nghiêng do thi công sai, cẩu thả trong quá trình đưa cọc xuống hoặc sử dụng trọng tải vượt quá mức tính toán ban đầu. Hoặc có thể do sử dụng cọc kém chất lượng. Đối với trường hợp cọc kém chất lượng thì không còn cách nào khác là phải nhổ hết cọc đã ép và ép lại hoặc ép thêm cọc để bù.
Ngoài ra còn có sự cố như tình trạng do lớp địa chất cứng, cọc gặp phải vật cứng cản nên chối giả. Do đó khiến cọc không thể thực hiện thêm mặc dù chưa đạt độ sâu như mong muốn hay theo bản vẽ thi công. Khi gặp phải tình trạng này thì cần phải dừng ép cọc lại, để cho đất nghỉ trở về trạng thái ban đầu sau đó mới ép tiếp, nhưng tốc độ nên chậm hơn. Trong trường hợp cách trên vẫn không hiệu quả thì nên sử dụng phương án khác là khoan dẫn hoặc ép có xối nước vào vị trí ép cọc …
Quy trình ép cọc bê tông gồm những công đoạn nào?
Để quá trình ép cọc bê tông ít xảy ra sai sót và sự cố thì các bạn nên thực hiện theo đúng quy trình và nguyên tắc.
- Bước 1: Cần phải tính toán, khảo sát địa chất để xác định biện pháp thi công ép cọc phù hợp
- Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng thi công
- Bước 3: Kiểm tra chất lượng vật liệu cọc dùng để ép cọc bê tông
- Bước 4: Vận chuyển cọc, bốc xếp, sắp xếp sẵn vị trí, đánh dấu vị trí ép cọc như trên bản vẽ thiết kế.
- Bước 5: Tiến hành thi công ép cọc xuống nền đất theo trọng tải đúng như bản vẽ ban đầu để tránh sự cố xảy ra
- Bước 6: Tiến hành thí nghiệm vật liệu xây dựng, đo đếm, kiểm tra lại chất lượng cọc ép xem đã đúng theo những tính toán trước đó hay chưa
- Bước 7: Lập hồ sơ nghiệm thu, bàn giao công trình lại cho nhà thầu hoặc chủ đầu tư
Với nhiều năm kinh nghiệm, thi công nhiều dự án ép cọc bê tông, trên đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc kết và muốn chia sẻ với bạn đọc và quý khách hàng. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn thực hiện ép cọc bê tông đảm bảo chất lượng tốt hơn, không gặp những sự cố xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình thi công.