Các phương pháp ép cọc bê tông phổ biến – ưu nhược điểm
Một hạng mục cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng công trình nhằm giúp kết cấu công trình trở nên bền chắc đó chính là . Khác với những năm về trước, hiện nay ép cọc bê tông đã sử dụng máy móc để xây dựng. Hai phương pháp đó là: Phương pháp ép đỉnh, ép ôm được thi công bằng máy tải hoặc máy robot …. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm những thông tin về từng phương pháp để bạn đọc và quý khách hàng tham khảo. Cùng theo dõi nhé.
2 phương pháp ép cọc bê tông phổ biến đó là: Phương pháp ép đỉnh và phương pháp ép ôm.
Tìm hiểu từng phương pháp như sau:
Đối với ép đỉnh
Đây là phương pháp thủ công truyền thống và đơn giản. Đối với phương pháp này chỉ cần người thợ dùng lực đóng từ trên cọc đỉnh từ từ xuống đất sao cho cọc chắc và vững. Thông thường, chiều dài cọc tiếp xúc với đất khoảng 6 đến 8m là được.
Ưu điểm: Hiệu quả, đơn giản phù hợp với hầu hết các loại đất. Nhưng đối với đất rắn như đất xét hoặc đất cát thì khi ép cần phải có hệ khung giá.
Nhược điểm: Tốn nhiều sức lực, thời gian rất lâu, tính ra chi phí thuê nhân công để thực hiện xong thì cũng không rẻ.
Đối với ép ôm
Tương tự ép đỉnh, nhưng khác biệt là thay vì dùng sức người tác động trực tiếp lên đỉnh cọc thì với ép ôm ta tác dụng lực ở 2 bên hông cọc. Vì tác dụng vào 2 bên hông cọc nên không cần khung giá.
Ưu điểm: Phương pháp này cũng mang lại hiệu quả cao và giúp móng nhà bền chắc. Thời giant hi công nhanh chóng.
Nhược điểm: Khó đưa cọc xuống sâu, chịu lực không bằng phương pháp ép đỉnh.
Đó là những biện pháp truyền thống trước kia, tuy hiện nay vẫn còn sử dụng nhưng ít. Hiện nay thì để ép cọc bê tông hiệu quả nhất các nhà thầu, chủ đầu tư sử dụng 1 trong 4 cách sau:
Ép cọc bằng máy Neo; ép cọc bằng máy bán Tải; ép cọc bằng máy Tải; ép cọc bằng máy Robot; thi công bằng máy Neo.
Máy neo
Máy neo là loại máy Thủy lực chuyên dụng để dùng cho việc ép cọc bê tông. Phương pháp này thường dùng cho các loại cọc bê tông: 200×200; 250×250. Phù hợp với các công trình nhà dân. Lực ép thường rơi vào 40 đến 50 tấn tải.
Ưu điểm: Chi phí thi công thấp (giao động từ 40 nghìn đồng đến 50 nghìn đồng trên 1md). Thời giant hi công nganh chóng.
Ép cọc bằng máy bán Tải
Cũng là máy thủy lực để thi công ép cọc bê tông. Máy này thì dùng cho cả công trình nhà dân và các công trình lớn. Phù hợp với các loại cọc bê tông như: 200×200; 250×250; 300×300 và cọc ly tâm. Lực ép rơi vào khoảng 50 đến 60 tấn tải.
Ưu điểm: Chi phí còn rẻ hơn máy Neo.
Nhược điểm: Thời gian thi công khá lâu.
Ép cọc bằng máy Tải
Phương pháp này sử dụng cục đối trọng làm tải trọng để ép cọc bê tông xuống. Phương pháp này thường sử dụng đối với các công trình lớn, thi công nhanh, độ chính xác và chất lượng cao. Các loại cọc bê tông phù hợp với phương pháp này là 200×200, 250×250, 300×300 và cọc ly tâm D300, D350. Lực ép lên đến từ 60 đến 120 tấn tải.
Ưu điểm khi thi công: Cho hiệu quả ép cọc cao, chính xác, thời giant hi công nhanh chóng. Chi phí rẻ nhưng cũng cao hơn máy Neo.
Ép cọc bê tông bằng Robot
Đây là phương pháp được xem là mới nhất hiện nay. Robot thao tác rất nhanh và chuẩn. Vì vậy đây là phương pháp giúp chủ thầu và chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí. Lực ép lên tới 80 đến 1000 tấn tải. Không phù hợp với những công trình nhỏ vì tính ra chi phí bị cao. Phù hợp với các công trình quy mô lớn như bệnh viện, khu chung cư, các tòa nhà, khu căn hộ cao cấp …
Hy vọng rằng với những chia sẻ thông tin phía trên đã giúp chủ đầu tư hay các nhà thầu có cái nhìn tổng quan về hạng mục thi công ép cọc bê tông và chọn cho công trình, dự án xây dựng một phương án phù hợp.
Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn chi tiết: 0982 078 629 – 0987 025 058