Giải đáp chi tiết cách tính sức chịu tải của cọc theo tiêu chuẩn
Không ngẫu nhiên người ta thường ca ngợi tầm quan trọng của ai đó với móng nhà bởi ngôi nhà có toàn diện, vững chãi thì nhất thiết nền móng phải cực kỳ kiên cố. Vậy đổ móng nhà như thế nào, tính toán sức chịu tải ra sao và chọn chất liệu gì cho móng nhà? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Cọc bê tông – giải pháp hiệu quả cho nền móng hiện đại
Sức tải cọc phụ thuộc vào đất nền và vật liệu tạo cọc
Cọc bê tông được xem là thành phần không thể thiếu khi đổ móng nhà,được sản xuất từ bê tông đặc kết hợp với sắt đai phi 6, sắt đai phi 14 giúp định hình móng và làm cho móng trở nên vững chãi, kiên cố hơn.
Dịch vụ ép cọc bê tông được rất nhiều khách hàng ưa chuộng hiện nay bởi nhu cầu xây dựng ngày một bức thiết. Với tính năng ưu việt của mình, cọc bê tông giúp móng chịu tải tốt, kéo dài tuổi thọ công trình ở những vùng khí hậu khắc nghiệt, tính chất đất đặc biệt như đất bùn, đất phèn, ngập mặn…Và quan trọng nhất việc tính toán sức chịu tải của cọc, xác định tải theo tiêu chuẩn quy định đến 80% thành công.
Sức chịu tải của cọc và cách xác định sức chịu tải theo tiêu chuẩn
Đất càng tơi thì khả năng chịu lực của cọc càng kém
Sức chịu tải của cọc được hiểu đơn giản là sức chịu tải nhỏ nhất phụ thuộc vào đất nền và tính chất vật liệu. Đối với vật liệu, khả năng chịu tải dựa trên khả năng chịu lực và quá trình thi công. Đối với đất nền, sẽ có 2 nhóm đất chính là đất rời (các loại cát, bùn không dẻo) và đất dính (các loại đất sét – đây cũng là các nhóm đất chính tại Việt Nam hiện nay.
Để có thể tính toán sức chịu tải, phương pháp phổ biến nhất là phân tích và thí nghiệm hiện trường. Tuy nhiên một vài trường hợp đặc biệt sẽ áp dụng các cách thức chuyên sâu và phức tạp hơn.
Phương pháp tính sức chịu tải của cọc theo vật liệu
Tùy thuộc vào chất liệu, nhu cầu của khách hàng sẽ quy định để giá trị chịu tải của cọc, chúng tôi xin đưa ra con số lý tưởng về sức chịu tải của cọc bê tông cốt thép cơ bản áp dụng cho mọi công trình.
Sức chịu tải của cọc được tính theo công thức:
Plv = µ.(Rb .Ab+RscAst)
Trong đó:
– Ast: tổng diện tích cốt thép
– Ab: diện tích bề mặt bê tông
– Rsc: cường độ tính toán của cốt thép
– Rb: cường độ chịu nén của bê tông
– µ: hệ số giảm khả năng chịu lực khi uốn cọc
Phương pháp tính sức chịu tải của cọc theo tính chất đất nền
Với các nhóm đất chính như trên, khả năng chịu tải của cọc được biểu hiện dựa vào tính chất đất. Ví dụ đất càng tốt, càng có độ dính cao thì cọc chịu càng tốt, ngược lại đất yếu, dễ tơi thì cọc sẽ chịu tải kém hơn.
Công thức tính sức chịu tải của cọc ép như sau:
Qa = (γo /γn).(Rc,u/γk ) – Wc.
Trong đó:
– γk: hệ số biểu hiện độ tin cậy của đất
– γo: hệ số điều kiện làm việc
– γn: hệ số tin cậy của công trình
– Rc,u: sức chịu tải của cọc nén cực hạn
– Wc: trọng lượng bản thân cọc
Chọn ép cọc bê tông ở đâu tại Hà Nội là an tâm nhất?
Lựa chọn Nền Móng Thăng Long cho các sản phẩm cọc vững chãi nhất
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị chuyên thi công ép cọc bê tông vô cùng chất lượng, uy tín. Một trong số đó bạn không thể bỏ qua công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Nền Móng Thăng Long – người đồng hành đáng tin cậy cho mọi công trình.
Điều gì làm nên sự thành công của Nền Móng Thăng Long? Đó chính là đội ngũ kỹ sư, công nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, cho móng nhà vững chãi, bền bỉ, cam kết hoàn thành theo đúng tiến độ với giá thành vô cùng hợp lý.
Hy vọng những thông tin về sức chịu tải của cọc, cách xác định sức chịu tải theo tiêu chuẩn trên đây sẽ giúp bạn có hoạch định rõ ràng hơn khi tiến hành dựng xây công trình của riêng mình.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NỀN MÓNG THĂNG LONG
Tel: 0982 078 629 – 0987 025 058
Xưởng sản xuất: Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì – Hà Nội
Email: betongthanglongchem.com@gmail.com